Cháy do tàn thuốc lá và dư lượng ôxy sau khi nạp ôxy lỏng

Thứ sáu, 10:21 Ngày 07/08/2020

Mô tả tóm tắt tai nạn: Vào lúc 03.40 sáng, lửa bùng phát từ khu vực nhà kho chứa các bình ôxy lỏng tại Bệnh viện XX,  Hàn Quốc; Khi nạn nhân (nam, 43 tuổi); nhân viên Công ty Gas XX nạp ôxy lỏng vào bình ôxy, xả ôxy để điều chỉnh áp suất, đ i xuống cầu thang trong khi đang hút thuốc lá để điều chỉnh áp suất;  Do ôxy dư quanh khu vực nhà kho phản ứng với điếu thuốc lá đang cháy;  Quần áo của nạn nhân bắt lửa, nạn nhân bị bỏng toàn thân và sau đó tử vong tại bệnh viện.

Quá trình diễn ra tai nạn


 

-         Bình ô xy lỏng bị hỏng,  nhân viên Đội sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị và nạn nhân tới để sửa đồng hồ đo mức ôxy và đồng hồ đo áp suất của bình ôxy. (Nhà kho chứa các bình oxy lỏng được xây với kết cấu có tầng bán hầm và nóc nhà mở).

-         Sau khi hút lượng ôxy dư trong bình ôxy lỏng, công việc sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị được hoàn thành.

-         Nạn nhân nạp lại ôxy vào bình ôxy lỏng đã được sửa, sau đó Đội sửa chữa và bảo dưỡng thiết bị kiểm tra vận hành của đồng hồ đo và rời đi.

-         Khi áp sất của bình tăng lên 9 kg/cm2, nạn nhân mở van xả (Loại: Glove V/V) ở đáy bình trong 10 giây để xả ôxy lỏng và giảm áp suất xuống còn 7 kg/cm2.

-         Một lúc sau, áp suất của bình lại tăng lên 9kg/cm2, quản đốc phụ trách bộ phận thiết bị yêu cầu điều chỉnh lại. Khi nạn nhân đi xuống từ cầu thang của tầng cao nhất tại nhà kho (trong khi đang hút thuốc) để điều chỉnh lại van xả thì đột nhiên quần áo bắt lửa.

                           

Cầu thang nhà kho nơi lửa bùng phát
 

Nguyên nhân xảy ra tai nạn

 + Không làm loãng và thông khí khi tiến hành xả ôxy lỏng

 -         Khi ôxy bị nén trong bình ôxy lỏng được xả và gây tai nạn như cháy, bỏng thì nên lắp đặt đường thoát khí cuối cùng,

-         Thông khí được xả ra vào một nơi an toàn và nhanh chóng làm loãng khí xả. Tuy nhiên, do ôxy lỏng được xả ra tại tầng hầm có hệ thống thông khí không tốt, nên lượng ôxy lỏng lớn tích tụ trong hầm sẽ bắt lửa với  điếu thuốc lá đang cháy.

 + Hành động nguy hiểm khi đang thao tác vơi ôxy lỏng

 -         Vì đường thoát khí cuối cùng của bình ôxy tại tầng hầm không được thông khí tốt, nên cần vặn van xả ôxy lỏng từ từ để có đủ thời gian cho ôxy xả ra loãng dần và thông khí. Nên lưu ý: ôxy lỏng “có thể bắt lửa khi tiếp xúc với vật liệu dễ cháy” (xem thêm tài liệu Dữ liệu về An toàn vật liệu), do vậy cần nghiêm cấm sử dụng vật liệu dễ cháy. Tuy nhiên, nếu NLĐ có những hành động nguy hiểm như mang theo thuốc lá hoặc vật liệu dễ cháy thì đây có thể là nguyên nhân gây ra cháy nổ.

 Biện pháp phòng ngừa:

 + Đưa khí ôxy lỏng được xả ra vào nơi an toàn

-         Khi xả ôxy lỏng tại tầng hầm nơi công nhân có thể gặp tai nạn như cháy, bỏng do xả khí hoặc chất lỏng được nén trong các thùng container,

-         Đường thoát khí cuối nên được lắp đặt tại khu vực an toàn như mặt đất để kịp thời loại bỏ ôxy lỏng xả ra bằng cách làm loãng và thông khí.

 + Cần trang bị kiến thức và tăng cường nhận thức cho người lao động về an toàn khi làm việc và tiếp xúc với ôxy lỏng

 -         Khi xả ôxy lỏng, là chất “có thể bắt lửa khi tiếp xúc với vật liệu dễ cháy”, nhanh chóng loại bỏ ôxy lỏng xả ra bằng cách làm loãng và thông khí dựa trên hiện trạng của đường thoát khí cuối cùng.

-         NLĐ cần nắm vững nội dung về an toàn lao động liên quan đến vận hành van (điều chỉnh tốc độ xả)...

-         Các biện pháp tăng cường nhận thức về an toàn khi tiếp xúc và làm việc với ôxy lỏng cần được tiến hành kỹ càng và nghiêm túc (ví dụ như: cấm sử dụng vật liệu dễ bắt lửa tại những nơi có nguy cơ cháy nổ cao)…

(Nguồn: Newsletters N0 55,2012 - KOSHA)

(Nguồn tin: Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam )

Bài viết liên quan